Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức SEO.

Đài Loan và Trung Quốc có gì khác nhau

Thảo luận trong 'Tuyển dụng việc làm' bắt đầu bởi chaucaphu, 1/4/19.

  1. chaucaphu
    Offline

    chaucaphu Expired VIP
    • 6/11

    Bài viết:
    96
    Đài Loan và Trung Quốc là hai nền văn hóa có cùng một nguồn gốc nhưng hiện tại hai nơi này lại có những điểm rất khác nhau. Chúng ta hãy cùng điểm qua một số nét khác biệt của Đài Loan và Trung Quốc sau.


    1. Lịch sử

    Trung Quốc

    Năm 221 trước Công nguyên, dưới thời cai trị của Tần Thủy Hoàng, được coi là năm Trung Quốc bắt đầu thống nhất trở thành một đế chế rộng lớn. Trải qua hơn 3.000 năm lịch sử, văn minh Trung Hoa phát triển rực rỡ, với những thành tựu đáng nể. Từ khi nền phong kiến Trung Hoa tan rã và có nhiều sự thay đổi đầy chấn động ở thời kỳ cận – hiện đại, hiện tại Trung Quốc mang một bộ mặt khác, vẫn là đất nước đông dân nhất thế giới và thực sự có nhiều sự phát triển vượt bậc trong vài năm trở lại đây.


    Đài Loan:

    Đài Loan xưa kia là một hòn đảo với thổ dân sinh sống. Những người Hán từ Trung Quốc đã bắt đầu xuất hiện buôn bán với nơi đây từ những năm 1200 nhưng gặp nhiều khó khăn do sự chống đối của các bộ tộc bản địa, cũng như nơi đây không có nhiều sản vật địa phương để trao đổi.

    Vào thế kỷ 16, một con tàu của người Bồ Đào Nha đã phát hiện ra Đài Loan và gọi nó là Ilha Formosa, nghĩa là “hòn đảo xinh đẹp”. Sau đó người Hà Lan đã đặt chân lên đây lập cơ sở giao thương. Một số người Trung Quốc đã được người Hà Lan mang tới đây để phục vụ công việc, họ ở lại và trở thành một phần cư dân nhỏ trên đảo. Từ đây Đài Loan từng trải qua các thời kỳ đô hộ của Phương Tây, triều đại nhà Thanh và Nhật Bản.

    Trải qua thế chiến II, Đài Loan lại quay về với sự kiểm soát của Trung Quốc. Trong cuộc nội chiến Trung Quốc, Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân Đảng thất bại, đem quân rút lên đảo Đài Loan, lập thiết quân luật, xây dựng đảo Đài Loan như một nhà nước riêng. Với nhiều thăng trầm, Đài Loan từng bị mất vị thế trên trường quốc tế và không được sự công nhận như một quốc gia độc lập. Nền kinh tế Đài Loan cất cánh vào giữa những năm 1960 và tăng trưởng nhanh chóng trong những thập kỷ sau, khiến Đài Loan trở thành một “phép màu kinh tế”.


    2. Ngôn ngữ

    Ngôn ngữ chính thức của Đài Loan và Trung Quốc có sự tương đồng. Do đó người dân 2 bên có thể hiểu được nhau. Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt giữa tiếng Trung Quốc và tiếng Đài Loan nhất định về cách phát âm, một số cách dùng chữ, từ ngữ và cách viết. Nhiều người Đài Loan dùng tiếng Phúc Kiến. Trong khi Trung Quốc dùng tiếng Quan Thoại.

    Đài Loan sử dụng chữ viết Phồn thể – chữ viết truyền thống từ xưa của người Trung Quốc, trong khi Trung Quốc Đại Lục lại chọn chữ Giản Thể, đơn giản hơn (chữ Phồn thể là một loại chữ rất đẹp, thường được coi là tinh hoa của văn minh Trung Quốc).


    3. Tiền tệ

    Trung Quốc và Đài Loan có hệ thống tiền tệ khác nhau và tỷ giá với VND cũng khác nhau.

    • Trung Quốc dùng đồng nhân dân tệ (CNY). Tỷ giá: 1 CNY = 3.460 VND
    • Đài Loan dùng Tân Đài tệ (TWD). Tỷ giá: 1 TWD = 753 VND

    4. Văn hóa

    Có sự tương đồng giữa văn hóa Đài Loan và văn hóa Trung Quốc xuất phát từ nguồn gốc ngôn ngữ sử dụng của 2 bên. Tuy nhiên, sự khác biệt văn hóa lại đến từ việc mỗi bên đã có những ảnh hưởng lịch sử khác nhau.

    Đài Loan vừa ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc truyền thống cũng như có ảnh hưởng văn hóa Nhật Bản. Do đó bạn sẽ thấy Đài Loan còn mang nhiều nét rất Trung Hoa, chứng tỏ qua các chùa chiền, lễ hội.

    Mặt khác, ở những khu vực nhất định và lĩnh vực nhất định thì Đài Loan mang ảnh hưởng văn hóa Nhật rất nhiều.Tại Đài Loan, bạn có thể ăn món sushi chính hiệu ngon tuyệt không kém gì đang ở xứ sở mặt trời mọc tìm mua các đồ lưu niệm anime, manga hay vào những nhà hàng, cửa hiệu như ở bên Nhật Bản.


    5. Môi trường

    Trung Quốc đạt mức tăng trưởng kinh tế gần 10% mỗi năm trong thập kỷ qua, nhưng cũng là nước có lượng xả thải carbon lớn nhất thế giới. Theo Dự án Carbon toàn cầu thì khoảng 25% lượng khí thải toàn cầu đến từ Trung Quốc. Tình trạng ô nhiễm và khan hiếm nguồn nước dẫn đến đất đai xói mòn. Môi trường xuống cấp đe dọa đến tăng trưởng kinh tế, dấy lên bức xúc trong dư luận.


    Ngược lại, Đài Loan là quốc gia nằm trong top sạch nhất Châu Á, ngoài Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc. Không khí ở đây rất trong lành, mát mẻ, trên mặt đất không có lấy một chiếc túi nilon hay cọng rác nào. Ý thức bảo vệ môi trường ở Đài Loan rất cao, họ dùng đồ thủy tinh để đựng nước uống, không dùng chai nhựa một lần. Rác thải ở đây được phân loại rất kỹ và phần lớn được tái chế.
     

Chia sẻ trang này

Thành viên đang xem bài viết (Users: 0, Guests: 0)