Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức SEO.

Bị rạch tầng sinh môn khi sinh như thế nào?

Thảo luận trong 'Rao vặt miền bắc' bắt đầu bởi SmartHome, 4/2/18.

  1. SmartHome
    Offline

    SmartHome Active Member
    • 16/23

    Bài viết:
    175
    Hiện nay đa số các chị em phụ nữ khi sinh thường sẽ đều phải thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh môn. Nhưng không phải chị em nào cũng biết tại sao mình bị rạch tầng sinh môn khi sinh và bị rạch tầng sinh môn bao lâu thì khỏi. Hôm nay phòng khám đa khoa Bảo Anh sẽ đưa ra bài viết dưới đây giúp các chị em hiểu rõ vấn đề hơn nhé.
    Tại sao bị rạch tầng sinh môn?
    Phần lớn các sản phụ khi sinh, đặc biệt là sinh con so đầu lòng thường được các bác sĩ thực hiện thủ thuật cắt tầng sinh môn với mục đích mở rộng âm đạo và âm hộ giúp cho thai nhi được lọt ra dễ dàng, đồng thời phòng ngừa tình trạng rách tầng sinh môn có thể xảy ra.

    Cần thực hiện thủ thuật này trước hết xuất phát từ đặc điểm cấu tạo và chức năng của tầng sinh môn ở vùng kín nữ giới. Là một bộ phận của cơ quan sinh dục nữ, tầng sinh môn mang chức năng nâng đỡ các cơ quan vùng chậu và bảo vệ chung. Đây cũng là nơi đầu tiên tiếp xúc khi quan hệ tình dục và cũng có vai trò đáp ứng nhu cầu sinh lý của nữ giới.

    [​IMG]
    Tại sao nữ giới bị rạch tầng sinh môn?
    Khi sản phụ có dấu hiệu của các cơn đau chuyển dạ, tầng sinh môn đồng thời cũng sẽ dần dần mở rộng hơn so với bình thường. Tuy nhiên hầu hết các chị em phụ nữ đều bị rạch tầng sinh môn do độ dãn nở không đủ để em bé chui ra một cách dễ dàng, thời gian đợi tầng sinh môn giãn đủ rộng quá lâu có thể làm cho bé bị ngạt hơi, thiếu oxy rất nguy hiểm. Nhất là với các chị em lần đầu sinh con, thai lớn có thể làm rách tầng sinh môn rất nguy hiểm.

    Để xử lý các tình trạng gặp phải, các bác sĩ phải chủ động thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh môn để bé được chào đời nhanh chóng an toàn, tránh trường hợp các sản phụ rặn đẻ làm rách tầng sinh môn. Khi khâu lại tầng sinh môn bị rách thì tính thẩm mỹ sẽ không bằng khi khâu tầng sinh môn mà các sản phụ bị rạch.

    Chăm sóc vết rạch tầng sinh môn sau sinh
    Đây là một trong những điều chị em phụ nữ cần hết sức chú ý, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ hồi phục của vết thương, của sức khỏe sản phụ sau sinh. Vậy bị rạch tầng sinh môn bao lâu thì khỏi? Các bác sĩ cho biết, hiện nay hầu hết các cơ sở y tế đều sử dụng chỉ tự tiêu để khâu tầng sinh môn. Trong điều kiện sức khỏe tốt và chăm sóc vết thương cẩn thận thì chỉ khoảng 7 – 10 ngày là vết rạch tầng sinh môn sẽ khô miệng, liền miệng và bắt đầu tiêu chỉ. Tuy nhiên, cần ít nhất 4 – 6 tuần thì vết rạch mới lành lặn hoàn toàn.

    Trong suốt khoảng thời gian 1 – 2 tháng sau sinh, chị em nên kiêng quan hệ tình dục để vết thương có đủ thời gian hồi phục, lành lặn hoàn toàn. Quan hệ tình dục quá sớm có thể dẫn tới việc vết khâu bị rách ra, viêm nhiễm, sưng tấy, mưng mủ rất đau, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe, vừa ảnh hưởng đến chuyện chăn gối và tâm lý của chị em.

    [​IMG]

    Vết thương cần được giữ khô thoáng và sạch sẽ, vì vậy chị em cần vệ sinh vùng kín ít nhất 2 lần mỗi ngày, chỉ cần dùng nước sạch, ấm. Nên mặc đồ lót rộng rãi, thoáng khí để vết thương không bị bí hơi, bị ẩm ướt. Chỉ nên đi lại, vận động nhẹ nhàng cho tới khi sức khỏe hồi phục hoàn toàn để tránh các biến chứng nguy hiểm sau này.

    Bài viết trên đây đã giải thích cho mọi người hiểu được lí do tại sao phụ nữ bị rạch tầng sinh môn khi sinh và bị rạch tầng sinh môn bao lâu thì khỏi. Mọi thắc mắc liên quan còn chưa hiểu về vấn đề này thì các chị em vui lòng liên hệ theo số hotline 02438.288.288 hoặc tới địa chỉ phòng khám đa khoa Bảo Anh số 59 Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội để được hỗ trợ trực tiếp.
     

Chia sẻ trang này

Thành viên đang xem bài viết (Users: 0, Guests: 0)