Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức SEO.

“Nắm thóp” 3 điều khiến sếp yêu quý nhân viên

Thảo luận trong 'Rao vặt miền nam' bắt đầu bởi dtphong_1989, 27/6/17.

  1. dtphong_1989
    Offline

    dtphong_1989 Expired VIP
    • 6/11

    Bài viết:
    33
    [​IMG]
    Chiếm được thiện cảm của đồng nghiệp đã khó, xây dựng mối quan hệ thân thiết với sếp lại càng khó khăn hơn gấp bội. Ngoài thể hiện năng lực làm việc vượt trội, bạn còn phải nắm được tâm ý của sếp và học cách phân tích cảm xúc từ nét mặt. Dưới đây là 3 yếu tố khiến sếp yêu quý nhân viên mà bạn cần ghi nhớ để có được chiến thuật đúng đắn trong việc chinh phục sếp và nắm bắt cơ hội phát triển sự nghiệp tương lai.

    1. Nói ít, làm nhiều

    Chữ tín và tinh thần trách nhiệm là yếu tố luôn được đánh giá cao kể cả trong công việc lẫn cuộc sống. Để có được một công việc lương cao, ổn định và những bước dài trong sự nghiệp, bạn bắt buộc phải gây dựng được niềm tin ngay từ thời điểm ban đầu. Hãy hứa có chọn lọc và tuyệt đối luôn giữ lời hứa, đặc biệt là đối với cấp trên. Những nhân viên có thói quen hứa cho qua chuyện, hứa để lấy lòng sếp rồi chẳng buồn thực hiện sẽ khó có thể thăng tiến lên những vị trí cao vì dù cho không thẳng thắn nói ra nhưng “một lần thất tín, vạn lần bất tin”, sếp của bạn sẽ luôn nhớ về bạn với một ấn tượng vô cùng tồi tệ.
    Hãy luôn tỉnh táo trong mỗi lời mà bạn thốt ra, dùng hành động thay cho lời nói và mang về những kết quả có lợi cho tổ chức sẽ giúp bạn ghi điểm và chiếm được cảm tình của sếp. Bạn cũng nên hành động tương tự với đồng nghiệp xung quanh vì biết đâu đấy, sự tin tưởng mà họ dành cho bạn sẽ giúp bạn trở thành ứng cử viên sáng giá nhất cho vị trí lãnh đạo.

    2. Ưu tiên cho công việc mà sếp giao phó

    Sếp sẽ yêu quý bạn nếu như bạn luôn đón nhận những lời sếp nói, những nhiệm vụ mà sếp yêu cầu với thái độ nghiêm túc và đề cao. Đối với những yêu cầu không thật sự quan trọng, chắc chắn sếp của bạn sẽ giải thích rõ ràng và ngược lại khi sếp không nói gì thêm, bạn nên ngầm hiểu là sếp muốn bạn phải ưu tiên cho nhiệm vụ này hơn tất cả.
    Bằng việc dẹp tất cả công việc đang làm để giúp sếp hoàn thành công việc, bạn đang chứng tỏ sự trung thành cũng như tôn trọng sếp, điều này rất có lợi cho con đường thăng tiến. Nếu như bạn đang có một nhiệm vụ khác vô cùng quan trọng và khẩn cấp, bạn cũng có thể mạnh dạn hỏi ý kiến sếp để biết mình có nên cân nhắc trì hoãn nhiệm vụ sếp giao hay không, tốt hơn hết là chỉ nên trì hoãn khi được sự chấp thuận từ sếp. Nếu không, hãy cứ ưu tiên cho điều sếp yêu cầu trước đã.

    3. Giúp hình ảnh của sếp luôn tốt đẹp trong mắt mọi người

    Chuyện sếp “cay cú” và “trù dập” nhân viên chỉ vì bị nói xấu sau lưng không còn là vấn đề mới mẻ nơi công sở, bạn nên rút ra bài học kinh nghiệm để bản thân không rơi vào tình huống bất lợi. Tuyệt đối không bao giờ chê bai hay nói xấu về sếp trước mặt những đồng nghiệp khác, hãy cảnh giác vì văn phòng thực sự là nơi “tai vách mạch rừng”, bạn có thể chấm dứt sự nghiệp của mình chỉ trong tích tắc. Thay vào đó, hãy nhìn nhận sếp của bạn một cách khách quan, tìm ra điểm mạnh cũng như những điểm tốt đẹp mà bạn có thể học hỏi từ họ và chia sẻ với mọi người. Không ai lại muốn sa thải một người nhân viên luôn yêu quý mình và xây dựng hình ảnh tốt đẹp về họ trước mặt tất cả mọi người. Họ sẽ đáp lại bạn bằng tình cảm yêu mến như cách bạn đã dành cho họ và đưa tên bạn vào danh sách những người xứng đáng được thăng chức tiếp theo.
     

Chia sẻ trang này

Thành viên đang xem bài viết (Users: 0, Guests: 0)